Nhiều nhà tuyển dụng thường “tô hồng” quyền lợi và môi trường làm việc trong mô tả công việc. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều điểm tiêu cực khiến nhân viên thất vọng, thậm chí bị “sốc văn hóa”. Vậy Shift Shock là gì? Hãy cùng CCExperts giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Shift Shock là gì?

Shift Shock là cú sốc chuyển đổi công việc, một trạng thái cảm xúc tiêu cực xảy ra khi nhân viên bắt đầu công việc mới và nhận ra thực tế khác với kỳ vọng. Cảm giác này xuất phát từ sự không nhất quán giữa mô tả công việc và công việc thực tế tạo nên một cú “sốc văn hóa” làm cho nhân viên cảm thấy vỡ mộng và thất vọng. Đây chính là lý do khiến nhiều người thuộc thế hệ Gen Z và Millennials tìm kiếm cơ hội khác.

 

Những sai lầm khi nhảy việc

 

 

2. Nguyên nhân gây ra Shift Shock

72% người đi làm trải qua “Shift Shock”, HR nên làm gì?

Thông tin tuyển dụng thiếu minh bạch: Mô tả công việc không chính xác, thiếu thông tin quan trọng về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ.

Hành vi không lịch sự từ quản lý: Thái độ thiếu tôn trọng từ cấp trên có thể khiến nhân viên cảm thấy bị tổn thương và mất tinh thần. Theo nghiên cứu của The Muse, gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Z và Millennial đã trải qua môi trường làm việc “toxic” ít nhất một lần.

Môi trường làm việc khác biệt: Thực tế văn hóa doanh nghiệp khác xa với những gì nhân viên tưởng tượng, gây khó khăn trong việc hòa nhập.

Khó khăn trong công việc: Khối lượng công việc lớn, áp lực cao và thời gian hoàn thành khắt khe. Công việc thực tế khác xa so với mô tả tuyển dụng, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức mà nhân viên không sở hữu.

Thiếu cơ hội phát triển: Công việc không có cơ hội học hỏi, thăng tiến, phát triển bản thân. Mức lương thấp hơn thị trường, không công bằng trong đánh giá và thưởng phạt, chế độ đãi ngộ thiếu minh bạch.

Kỳ vọng không thực tế: Nhân viên đặt ra những kỳ vọng quá cao về công việc mà không chủ động tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển.

3. Tác động tiêu cực của Shift Shock

Đối với nhân viên:

Đối với doanh nghiệp:

4. Doanh nghiệp nên làm gì để giảm tình trạng nhân sự rời đi do Shift Shock?

Trung thực với ứng viên: Đảm bảo thông tin tuyển dụng chính xác và đầy đủ về vị trí ứng tuyển, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và chế độ đãi ngộ. Sử dụng nhiều kênh thông tin tuyển dụng khác nhau để tiếp cận và cung cấp cho ứng viên tiềm năng nhiều thông tin nhất có thể.

Xây dựng quy trình onboarding hiệu quả: Onboarding là quá trình đưa nhân sự mới vào làm việc, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết như văn hóa doanh nghiệp và nhiệm vụ công việc. Doanh nghiệp nên chỉ định một mentor để hỗ trợ nhân viên mới trong thời gian đầu làm việc, tổ chức các hoạt động giao lưu để gắn kết nhân viên mới và cũ.

Chính sách hỗ trợ nhân viên mới: Cung cấp cho nhân viên mới đầy đủ các công cụ, tài nguyên và chính sách hỗ trợ cần thiết. Tạo cơ hội học hỏi và phát triển thông qua các chương trình đào tạo, workshop và các hoạt động giải trí, team building.

Nhất quán văn hóa doanh nghiệp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đề cao các giá trị cởi mở, tôn trọng, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, khuyến khích giao tiếp cởi mở và tham gia ra quyết định.

5. Kết luận

Shift Shock là một vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại. Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục Shift Shock là điều rất quan trọng để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.

CCExperts

Mục lục