Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Internet làm cho bài toán xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Xây dựng thương hiệu không chỉ đóng vai quan trọng trò đối với hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng. 

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu hay Branding là cả quá trình lâu dài gồm các công việc như chiến thuật, nhận thức, hệ thống chiến dịch,… hướng đến mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu đậm chất riêng, giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Việc tạo dựng thương hiệu luôn cần khá nhiều thời gian, tiền bạc và cần có một kế hoạch thật rõ ràng. Bạn sẽ cần đội ngũ Marketing, phân tích thị trường thông qua mạng lưới các kênh truyền thông tiếp thị (gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing) để xây dựng một Brand vững mạnh cho doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu?

*Tăng độ nhận diện sản phẩm trên thị trường

Không chỉ là logo hay màu sắc thương hiệu thứ giữ chân khách hàng còn là những ấn tượng của người dùng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. 

Khi mức độ nhận diện thương hiệu phủ sóng rộng rãi, khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn thương hiệu của bạn nhiều hơn ngay cả khi họ có những lựa chọn rẻ hơn. Làm cho thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ và có thể trở thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng.

* Kết nối khách hàng một cách tối ưu

Xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin, gắn kết những giá trị cảm xúc và truyền tải đến khách hàng những cảm xúc đó. Khi doanh nghiệp nhận được cái nhìn thiện cảm của khách hàng thì bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức và chi phí cho các quảng cáo hay KOL. Mọi thứ sẽ được lan toả bởi hiệu ứng truyền miệng.

* Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh 

Một chiến lược về thương hiệu khác biệt sẽ khiến khách hàng nhớ đến đầu tiên khi nhắc đến một sản phẩm. Trên thị trường có vô vàn thương hiệu cạnh tranh với nhau, điều cốt lõi là doanh nghiệp phải làm thế nào để thương hiệu của mình mang dấu ấn khác biệt. Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế về nhiều mặt so với đối thủ cạnh tranh của bạn trong một thị trường bão hòa.

Các bước xây dựng xây dựng thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ đối thủ của bạn đang làm gì, những điểm mạnh và điểm yếu của họ đồng thời xác định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường để có thể đưa ra được các chiến lược thương hiệu thành công. Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản về đối thủ, bạn hãy đưa ra phân tích, đánh giá. Sau đó, hãy rút kinh nghiệm cho quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Họ là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm đó.Xác định đúng đối tượng khách hàng, bạn mới có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng và đáp ứng được đối tượng này một cách tốt nhất.

Một số doanh nghiệp “chịu chi” sẵn sàng thuê một đội ngũ nghiên cứu thị trường hùng hậu để “đào” cho ra insight khách hàng. 

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, bảng màu, danh thiếp, các tài liệu, vật dụng cần thiết đại diện cho công ty, là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho công việc kinh doanh. Còn gì tuyệt vời và chu đáo hơn khi khách hàng nhìn thấy công ty bạn đồng bộ, chuyên nghiệp, sang trọng nhất.

Khi thiết kế thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

Sự độc đáo và khác biệt sẽ góp phần làm nên thành công cho thương hiệu. Đừng cố sao chép hình ảnh của đối thủ, thay vào đó hãy học hỏi có chọn lọc để làm nổi bật chất riêng của mình. 

Bước 4:  Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của từng thành viên trong doanh nghiệp.  Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông.

Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu hoàn hảo là Nike “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới”. Bạn có thể nhìn thấy sứ mệnh của Nike ở khắp mọi nơi. Họ tập trung vào tất cả các vận động viên sử dụng sản phẩm của Nike để luyện tập và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. 

Vì vậy, hãy nhớ rằng khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, hãy bắt đầu từ bước nhỏ và nhớ tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn trước tiên. Theo thời gian, lòng trung thành thương hiệu có thể phát triển đủ để mở rộng phạm vi khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Xây dựng tính cách thương hiệu 

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) chính là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận. Những đặc điểm này có thể bao gồm uy tín, thân thiện, trách nhiệm, thú vị…

Cùng là kẹo Chewing Gum, nhưng nhắc đến DoubleMint, người ta tưởng tượng về một cô gái dịu dàng, thanh lịch. Nhắc đến Big Babol thì lại nghĩ đến một cậu bé vui nhộn, tinh nghịch.

Bạn muốn thương hiệu mình nhắm đến nhóm khách hàng nào thì xây dựng tính cách phù hợp với đối tượng đó. Bình dân hay sang chảnh, nam hay nữ, già hay trẻ,…

Bước 6: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường. Định vị thương hiệu thường thể hiện qua chất lượng, giá trị, tính năng, mối quan hệ, cảm xúc hoặc công dụng của sản phẩm/dịch vụ,…

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc quản trị thì sẽ nhanh chóng trở nên mờ nhạt trong nhận thức của khách hàng. 

Ngoài ra, điều quan trọng nhất khi tạo dựng thương hiệu chính là sự nhất quán, không chỉ trong các ấn phẩm mà cả trên Internet cũng vậy.  Nếu bạn để sự thiếu thống nhất xảy ra, nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy khó hiểu được những hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra. Từ đó họ có thể thiếu đi sự tin tưởng và dần mất lòng tin vào sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên đây là những bước đơn giản và đầu tiên CCExpets gợi ý về việc xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp nhỏ hay startup vừa thành lập. Tùy vào quy mô, tính chất và sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần cân nhắc để lập một kế hoạch gây dựng thương hiệu thật phù hợp nhé!

 

CCExperts

Mục lục