1. Zombie công sở là gì?
Zombie công sở là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc trong môi trường văn phòng nhưng thường xuyên hoạt động trong tình trạng vật vờ, mệt mỏi và thiếu động lực trong công việc. Họ không có nhiều cảm hứng để làm việc và thường cảm thấy uể oải, chán nản.
2. Các dạng “Zombie công sở”
- Look like busy: Luôn tỏ vẻ bận rộn, nhưng toàn làm những việc ít quan trọng.
- Mr Right: Lúc nào cũng “đúng” vì luôn có lý do (ngoài bản thân) để biện hộ/đổ lỗi cho kết quả chưa như ý.
- Mrs Know it all: Không chịu lắng nghe và học hỏi vì cho rằng, mình “biết tuốt” và “đã quá giỏi cho công việc”.
- Yes Employee: Luôn nói “có” với yêu cầu từ sếp mà không hiểu, không quan tâm, không hỏi “tại sao, để làm gì?”.
- No boss: Âm thầm “không” phát triển và “không” sẵn sàng chia sẻ thông tin, cơ hội để giúp người khác thành công.
- Silent resistor: Trong ngoài bất nhất. Ngoài mặt thì ủng hộ, nhưng trong lòng thì kháng cự.
- Lip service: Nói hay hơn làm, chọn KPI đại khái và thường đem lại kết quả không rõ ràng.
3. Nguyên nhân do đâu?
- Thiếu mục tiêu và đam mê trong công việc: Việc chọn một công việc tạm thời để nuôi sống bản thân hoặc gia đình là một quyết định thực tế. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu công việc không thể đáp ứng được các nhu cầu vật chất hay tinh thần, chúng ta sẽ cảm thấy chán nản và dần trở thành những “zombie công sở”.
- Không được ghi nhận những đóng góp: Khi không cảm thấy được công nhận, nhân viên sẽ có cảm giác mình không còn là một phần của công ty. Họ cảm thấy vị trí của mình trở nên không quan trọng, có cũng được, không có cũng chẳng sao.
- Chính sách phúc lợi không hợp lý và thiếu lộ trình phát triển rõ ràng: Không ai muốn mãi dậm chân tại chỗ mà không phát triển hay học hỏi điều mới. Do đó, nhân viên luôn tìm kiếm cơ hội để chinh phục những cột mốc khác nhau trong sự nghiệp.
4. Cần làm gì để loại bỏ “Zombie công sở”?
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Tạo dựng một môi trường lý tưởng bao gồm việc cung cấp các chế độ và phúc lợi hợp lý, cùng với định hướng phát triển rõ ràng cho nhân viên. Nhờ đó, tình trạng “zombie công sở” sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Luôn lắng nghe và chia sẻ một cách chân thành: Doanh nghiệp cần thường xuyên trao đổi với nhân viên về giá trị của họ đối với công ty và định hướng phát triển của công ty để họ không còn mơ hồ về tương lai của mình trong tổ chức.
- Xây dựng chế độ lương thưởng phúc lợi linh hoạt: Việc doanh nghiệp xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp và linh hoạt sẽ giúp khơi dậy tinh thần “chiến đấu” của nhân viên, khiến họ không còn cảm thấy chán nản trong công việc.
Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn giảm thiểu vấn đề “zombie văn phòng” và bảo vệ môi trường làm việc lành mạnh của mình. Hãy luôn giữ cho bản thân một nguồn năng lượng tích cực và lan tỏa nó đến các đồng nghiệp xung quanh, tạo nên bầu không khí hứng khởi trong công việc nhé!
CCExperts